Humans of New York #9

1. Tôi sống ở Cobble Hill khoảng 20 năm. Tôi có một căn hộ thuê ổn định nhưng rồi tôi chán thành phố. Tôi chán ghét đám đông, và những người va vào bạn nhưng chẳng thèm nói câu “Xin lỗi”. Thế là tôi nảy ra ý định đến Atlanta mở một tiệm cà phê. Bạn tôi bảo: “Đừng làm vậy nếu không sẽ hối hận chuyện căn hộ đấy.” Nhưng tôi lại muốn phiêu lưu một chút. Tôi chán New York rồi.
Ngay ngày đầu tiên tới nơi, tôi biết mình đã sai lầm rồi. Tôi không có xe. Tôi phải đi bộ 1 dặm để tới Trader Joe’s vì không có taxi. Không có một cái taxi chết tiệt nào cả. Thế quái nào lại thế được chứ??!! Và đồi, rất nhiều đồi!! Bộ phim tôi muốn xem ở cách tôi những 2 quận chứ đừng nói đến chuyện giặt là. Tôi nhớ những ngày có thể tìm được thứ mình cần ngay trong cùng dãy nhà. Tôi nhớ vỉa hè, nhớ những tòa nhà cao tầng, những tấm vé nửa giá để vào xem kịch ở Broadway, và những nhà hàng.
Bây giờ tôi có thể chịu được đám đông nhưng tôi đã vuột mất căn hộ rồi. Tôi chẳng biết phải ở đâu nữa. Một căn hộ cỡ đó giờ phải đắt gấp đôi. Tôi chỉ thuê nổi một phòng thôi. Lẽ ra tôi nên nghe lời bạn mình. Tôi đã làm hỏng mọi chuyện.

12187938_1127514683989297_6643696880286781139_n
Original story: here

2. Tôi cảm thấy dường như mọi việc xảy ra trong đời mình là để chuẩn bị cho việc tôi sẽ trở thành một diễn viên. Tôi bắt đầu diễn xuất khi còn là sinh viên ở Hunter. Một trong những người đứng đầu Bộ môn Sân khấu mời tôi tham gia vở kịch tiếp theo của ông ấy. Tôi thậm chí còn không học lớp thầy. Thầy bảo với một người chưa được đào tạo thì tôi đã diễn quá tuyệt vời.
Năm sau đó, tôi thầy để tôi vai chính Vua Agamemnon. Đó là khi tôi thực sự bắt đầu học diễn xuất. Càng học tôi càng cảm thấy đó là số phận của tôi. Giống như mọi việc trong đời tôi đều để chuẩn bị cho tương lai diễn xuất của tôi vậy. Khi tôi còn bé, bố thường để tôi đứng trên một chiếc hộp và đọc thơ cho cả nhà. Tôi từng là lễ sinh trong nhiều năm. Tôi ở trong đội gác danh dự của Không quân. Những gì tôi đã làm đều có dính dáng ít nhiều đến sân khấu.
Như thể mọi việc tôi trải qua đều dẫn đến kết quả này. 10 năm sau, chính cảm giác định mệnh đó là điều duy nhất giúp tôi tiếp tục cố gắng. (1/4)

11148804_1128109587263140_8462625939492287005_n
Original story: here

Điều khó khăn nhất khi cố gắng trở thành một diễn viên là số tiền mà hiện tôi tôi kiếm được quá ít. Tưởng tượng xem lúc này tôi có thể đang sống rất thoải mái nếu 10 năm qua tôi tặp trung vào điều gì đó khác. Ngay bây giờ tôi đáng bán vé xem kịch và vé spa cho những người trên lối đi bộ. Tôi làm việc này được 1 năm rồi vì nó cho phép tôi tự xếp lịch làm.

Có một dạo, tôi từng bán ma túy. Để làm cho mình thấy bớt tội lỗi, tôi đã tự nhủ rằng gà chiên không tốt cho sức khỏe nhưng người ta vẫn bán đấy thôi thế nên tôi bán thuốc cũng không khác gì KFC bán gà. Một đêm, tôi thấy một cô gái bị sốc thuốc ở Pacha. Miệng cô ấy sùi bọt, cả người cứng đờ. Tôi không bán thuốc cho cô ấy nhưng  đã có thể lắm chứ. Thế nên tôi không làm nữa. Tôi không bao giờ muốn bán thuốc cho em trai mình vậy thì tôi cũng không thể thấy bán thuốc cho người thân của người khác là ổn được. (2/4)

12247008_1128155733925192_1632747755993386477_n
Original sotry: here

Nhiều người ở thành phố này sẽ lợi dụng ước mơ của bạn để kiếm lời. Tôi đã tiêu tốn rất nhiều tiền để có thể trở thành một diễn viên. Tôi diễn miễn phí cho những bộ phim không có cơ hội được biên tập. Tôi trả tiền để vào những buổi tập huấn hay những buổi giới thiệu để nhận được những sự hứng thú giả tạo từ những người đã thu của tôi 150 đô. Họ thậm chí còn không thèm trả lời email của tôi sau đó, dù chỉ là ứng phó lịch sự cũng không. Tôi đã chứng kiến rất nhiều lão già nhận những phụ nữ trẻ vào đóng phim vì muốn nhìn hay sờ mó mông của họ. Thật tởm lợm. Đáng lẽ phim ảnh phải là nghệ thuật. Làm sao họ có thể trục lợi từ mơ ước muốn khẳng định mình của người khác? Còn gì tệ hơn được nữa không! (3/4)

12249919_1128215407252558_5815752757344653192_n
Original story: here

33 tuổi, đã hơn 1 năm nay tôi chưa diễn xuất. Bây giờ tôi chỉ còn 50 đô trong tài khoản và phải kiếm được 1300 đô trong 3 ngày tới để trả tiền thuê nhà. Mọi thứ quá áp lực. Tôi đang ngồi xuống đây vì tôi thực sự cần phải nghỉ một chút. Tôi vừa thuyết phục một người phụ nữ mua gói khuyến mãi của spa. Cô ấy nói chuyện với tôi khoảng 10 phút nên tôi nghĩ chắc mình đã bán được một suất rồi nhưng cuối cùng cô ấy không mua. Thực sự là lúc ấy tôi thấy muốn khóc lắm nên tôi phải ngồi xuống.

Bây giờ tôi như một mũi tên đã bị kéo về phía sau hết mức và chuẩn bị rời khỏi cung. Tôi sẽ đạt tới những điều lớn lao. Sự thật là tôi có lựa chọn nào khác ngoài việc tin vào điều đó chứ. Con đường mà tôi đang đi thật chẳng đẹp đẽ chút nào. Nhưng tôi vẫn phải tin rằng ở cuối con đường là nơi tôi muốn đến.

11221600_1128291513911614_5219299508164972249_n
Original story: here

3. Bố em đi khắp thế giới để đưa về các tin tức mới. Bố đã từng được gặp một vị vua. Giờ em cũng muốn trở thành một phóng viên như bố. Nếu giờ em đang là phóng viên, em sẽ viết một bài báo về việc NASA phóng một quả tên lửa mới vào vũ trụ. Bắt đầu em sẽ tìm tới giám đốc của NASA rồi sẽ hỏi ông ấy về những quả tên lửa và rồi liệu có tên lửa nào sắp được phóng vào không gian hay không.

12241252_1128767300530702_2918727894186085142_n
Original story: here

Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kì (NASA): Chúng tôi sắp phóng một quả tên lửa mới vào không gian! Chúng tôi đang phát triển hệ thống Du hành không gian, hứa hẹn là tên lửa mạnh nhất thế giới; và sẽ phóng tàu vũ trụ Orion vào không gian sâu, đầu tiên là tới quỹ đạo Mặt trăng, sau đó xa hơn là hành trình tới sao Hỏa.

4. Tôi gặp Stacy ở Pennsylvania khi tôi còn làm cho cha cô ấy. Cô ấy thông minh và đang học kế toán. Tôi nghĩ cô ấy bị tôi cuốn hút vì tôi tới từ thành phố. Các nói chuyện và cư xử của tôi khác biệt với những người ở đó. Tôi nổi bật hơn. Từ cách cô ấy nhìn tôi cậu có thể thấy cô ấy yêu tôi nhiều đến mức nào và cô ấy đã luôn như vậy trong quãng thời gian dài. Hôn nhân của chúng tôi rồi lũ trẻ nữa, tất cả đều tốt đẹp. Chúng tôi có xe, có nhà, có gia đình, có 5 đứa con. Tôi về nhà lúc 5:30 hoặc 6:00, được chào đón bằng một cái ôm và một nụ hôn.
Stacy có công việc kinh doanh riêng, và còn dự định mở một hiệu bánh. Cô ấy có mọi thứ cô ấy muốn nhưng tôi thì không quen được cuộc sống ấy. Rời khỏi nhà là tới chỗ làm, làm xong lại về nhà. Tôi nghĩ: “Cuộc đời mình không thể chấm dứt như thế này được.” Tôi vẫn luôn yêu thích âm nhạc nên tôi nghĩ: “Nếu mình muốn làm điều gì khác thì phải làm luôn lúc này.” Vậy là Satcy và tôi quyết định chuyển tới New York trong 5 năm để tôi theo đuổi âm nhạc. Sau 5 năm, nếu không có kết quả, chúng tôi sẽ quay về nhà. Khi đó, cô ấy yêu tôi đến mức sẵn sàng theo tôi về châu Phi ấy chứ. (1/4)

12274446_1129638090443623_863233018980864008_n
Original story: here

Tôi nghĩ cô ấy đã hối hận ngay khi chúng tôi tới đây. Lần đầu đi tàu điện ngầm cùng nhau, chúng tôi gặp một người đàn ông và một người phụ nữ đang đánh nhau trên tàu nhưng ai ai cũng vờ như không thấy. Tôi nhớ là việc ấy đã làm cô ấy rất bận tâm. Cô ấy không thuộc về thành thị.
Chúng tôi sống trong một căn hộ nhỏ ở Đông Tremont. Tôi có riêng một căn phòng để chơi nhạc. 8 tháng đầu, mọi thứ đều ổn. Chúng tôi đến bảo tàng và công viên, bọn trẻ rất vui, và mọi việc đều tốt. Nhưng chẳng bao lâu, chúng tôi cạn tiền. 14 000 đô tiền tiết kiệm nhanh chóng ra đi. Stacy phải làm việc ở Dunkin Donuts, còn tôi phải nhận 2 công việc: ban ngày làm thợ mộc, tối đến làm người giao hàng cho một cửa hàng lớn ở trên Đại lộ số 5.
Không có tiến triển gì trong âm nhạc. Mọi thứ đều cần đến rất nhiều tiền: thu âm, nhạc cụ, nhạc công. Chơi nhạc không còn vui vẻ nữa. Cái gì cũng dính đến tiền. Khi ở Pennsylvania, tôi đến từ thành phố và tôi nổi bật, nhưng khi đến đây, tôi chỉ là kẻ bình thường như bao người khác. (2/4)

12274279_1129646073776158_7646702951744839973_n
Original story: here

Chúng tôi làm việc nhiều tới nỗi hiếm khi gặp nhau. Kinh tế được cải thiện dần nhưng hóa đơn vẫn chồng chất. Ở thành phố này, bạn chẳng khá lên được. Tôi lớn lên ở Puerto Rico. Ở đó nếu cậu làm việc chăm chỉ, mua được ít đất, xây nhà, cậu sẽ thấy mọi thứ sinh sôi nảy nở. Nhưng ở đây không như thế. Cậu làm việc và làm việc nhưng rồi sống trong một cái hộp* và chẳng có gì thay đổi. Không thêm vào được chút nào. Chúng tôi sống được nhưng luôn mấp mé rơi xuống.
Tôi có thể sống vậy được vì tôi xuề xòa. Tôi sống mà không lo lắng về ngày mai. Còn lũ trẻ thì chẳng lo gì vì chúng là trẻ con. Nhưng Stacy thì không. Cô ấy gặp những gia đình không có nhà phải sống ở hè phố hay trong những trung tâm ở tạm và bắt đầu nghĩ rằng một ngày chúng tôi cũng sẽ thành ra như vậy. Cô ấy luôn luôn lo lắng, căng thẳng vì tiền thuê nhà, đồ ăn và hóa đơn. Tôi phát điên về những lời cằn nhằn của cô ấy và chúng tôi bắt đầu cãi nhau vì những lí do ngu ngốc. Tôi bảo cô ấy: “Stacy, em hãy thôi lo lắng về tất cả những thứ chết tiệt này đi!”
Những lúc đi tới bờ biển hay công viên, quên đi hiện thực, chúng tôi đã có những khoảng thời gian yên bình. Nhưng cũng chẳng được bao lâu. Mỗi sáng khi thức dậy, Stacy sẽ hút 1 điếu thuốc lá và nỗi u sầu hiện rõ trên mặt cô ấy. Lẽ ra tôi có thể rời đi, từ bỏ âm nhạc và mang gia đình mình về Pennsylvina. Nhưng tôi đã không làm mà lại bắt đầu hút cỏ và những thứ khác. Chúng chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn. (3/4)

12107873_1129651633775602_9221139885261628624_n
Original story: here

Satcy bỏ đi không nói một lời. Khi tôi về nhà sau buổi khám nha khoa thì không còn ai cả. Tôi trầm cảm nặng. Bạn bè phải chuyển đến ở cùng để ngăn tôi tự sát. Cô ấy không có quyền mang lũ trẻ đi như thế. Tòa an ra một lệnh triệu tập nhưng cha cô ấy có một luật sư và họ đệ đơn đòi được bảo vệ khỏi tôi. Tôi không phải kẻ xấu, không phải một người cha tồi và cô ấy biết tôi yêu lũ trẻ. Cô ấy không dám nhìn vào mắt tôi và một rằng tôi là một kẻ bạo lực. Tôi không bao giờ làm tổn thương cô ấy.
Nhưng đã có một việc xảy ra. Một tuần trước khi Stacy bỏ đi, chúng tôi đã tranh cãi. Tôi quá tức giận và áp lực đến mức đã cầm gậy đập vào cửa và tường, đúng lúc cô ấy đi ra từ bếp. Tôi đã làm cô ấy sợ. Vẻ hoảng hốt trong mắt cô ấy không bao giờ tôi quên được. Ngay tức thì tôi buông bỏ cây gậy và nói: “Em yêu, anh xin lỗi” nhưng cô ấy không muốn tôi nói chuyện hay chạm vào mình. 4 ngày sau đó, cô ấy mới để tôi hôn. Rồi vài ngày sau cô ấy bỏ đi.
Đã một năm rồi tôi chưa gặp lại gia đình mình. Tôi biết mình đã sai và tôi rất xin lỗi. Nhưng tôi không bao giờ làm đau cô ấy và bọn trẻ. Tôi thề. Tôi chỉ đánh vào tường thôi. (4/4)

12227551_1129934910413941_4539976802625749778_n
Original story: here

Lời nhắn từ Brandon:

Cuối cùng thì tôi quyết định gộp phần 4 và 5 lại nên số bức ảnh cũng ít đi.
Tôi cũng muốn nói về phần bình luận. Khi chúng ta đọc một câu chuyện phức tạp sẽ không chỉ có trắng hay đen, và hoàn cảnh hay lựa chọn cũng đều có thể là nguyên nhân, hãy cân nhắc giữ lại phán xét của mình. Làm như thế không có nghĩa là bạn phủ nhận hay đồng tình với lựa chọn của ai đó. Giữa “động viên” và “phán xét” có một lằn ranh nhỏ. Bạn luôn có thể chọn chỉ lắng nghe thôi.
Tôi nói những điều này vì mấy tháng gần đây, những câu chuyện đang dần trở nên chi tiết hơn và phần bình luận cũng mang nhiều tính phán xét hơn. Hoàn toàn bình thường khi bạn có những cảm xúc mạnh hay ý kiến về điều gì đó. Và tôi không hề muốn giới hạn tự do phát ngôn. Nhưng xin hãy nhớ rằng những người chọn chia sẻ câu chuyện của mình ở đây, họ cũng có thể dễ dàng lựa chọn không làm thế. Những phán xét cực đoan có thể làm hỏng cuộc trò chuyện và khiến trung thực chùn bước. Điều này đúng với các mối quan hệ, gia đình và cả cộng đồng.
Vậy nên đừng làm HONY trở thành một cộng đồng nơi cái giá của sự trung thực và tự soi xét mình lại là những lời quở trách. Bởi vì, nếu không có sự trung thực, những câu chuyện này chẳng còn quyền năng gì nữa.

Vài lời:

Thực gì mình cũng chẳng ‘thánh thiện’ gì, nhiều lúc nghe kể chuyện này chuyện kia, đọc tin tức này nọ cũng hay đánh giá người khác. Ngẫm ra chính mình mà bị vậy thì cũng không thích thú, vui vẻ gì nên đang cố sửa. hehe. Có một kiểu nghe gọi là ‘deep listening’, nghĩa là nghe, chỉ nghe thôi. Nghe không xét đoán, không cố an ủi, đưa ra lời khuyên, hay đồng tình khi người nói chưa có nhu cầu. Nhưng không phải chỉ là ngồi không chú tâm (vì đây là ‘listen’ chứ không phải ‘hear’ nha). ‘Deep listening’ là một kiểu tập trung nghe nhằm giúp người nói giải tỏa. Giống một kiểu ‘trị liệu’ ấy. Mình biết đến nó khi nghe một cuộ trò chuyện giữa Thầy Thích Nhất Hạnh và Oprah Winfrey trong một chương trình truyền hình.

Gặp được một người biết ‘deep listening’ bạn sẽ biết mình rất may mắn và biết rằng phương pháp này giải tỏa tốt thế nào. (Kiểu Heal my heart ấy lol)

5. Chris: “Tôi mới chia tay vị hôn thê hồi tháng Năm. Một hôm cô ấy đi làm và không về nữa. Sau đó, nhẫn đĩnh hôn được gửi tra qua đường bưu điện. Đó là quãng thời gian khó khăn. Gần đây tôi mới thấy tỉnh táo hơn. Tôi đã cố gắng trắng xa rượu cồn nhưng nhiều lúc tôi vẫn phải nhìn vào đồng hồ và cam kết với chính mình cố giữ tỉnh táo thêm 5 phút nữa.
Một sáng nọ, tôi tới một quán cà phê và thấy họ đang quảng bá hashtag của quán. Tôi hoàn toàn lạ lẫm với Instagram nên khi đó tôi mới biết cơ chế hoạt động của nó. Tôi gõ hashtag vào và thấy bài đăng của Whitney. Những hashtag của cô ấy có vẻ rất sâu sắc nên tôi theo dõi (Follow) cô ấy.”
Whitney: “Lúc đầu tôi nghĩ anh ấy có thể là kẻ giết người hàng loạt.” (1/3)

12249585_1130331070374325_605309533279722500_n
Original story: here

Whitney: “Trước đó, tôi cũng đã đính hôn nhưng rồi đã chia tay hồi tháng 1. Tôi cố gắng thay đổi cuộc sống của mình. Tôi đã không trang điểm trong vài tháng để xem tôi sẽ thấy gì khi thôi nhìn vào gương quá nhiều. Tôi tự thỏa thuận là sẽ không đăng hình tự sướng trong một dạo mà sẽ chỉ chụp những thứ xung quanh mình. Tôi bắt đầu đăng ảnh thiên nhiên, nghệ thuật, và bộ sưu tập tách trà. Những thứ ấy bắt đầu thu hút những người có cùng sở thích.
Một đêm, Chris gửi tin nhắn cho tôi. Đó là bức hình anh ấy chụp một cây cầu. Chúng tôi trao đổi khoảng một vài tuần rồi quyết định gặp nhau. Vài tháng trước đó, chắc chắn tôi sẽ không đồng ý gặp đâu nhưng khi đó tôi đang cố mở lòng với những điều mới mẻ trong cuộc sống. Tôi bảo anh ấy rằng quy định duy nhất của tôi là anh ấy không được sát hại tôi.”
Chris: “Còn yêu cầu duy nhất của tôi là cô ấy phải đeo đôi kính mắt mèo.”

11201883_1130328943707871_2924197168013295189_n
Original story: here

Chúng tôi gặp nhau trong một vài giờ và quyết định sẽ đi dã ngoại vào tuần tiếp theo. Kế hoạch là lên thuyền của Chris, tìm một hòn đảo ngẫu nhiên rồi sẽ picnic ở đó. Ra khơi được khoảng 1 tiếng thì trời bắt đầu tối sầm nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Trời bắt đầu mưa. Chúng tôi phải nhảy xuống nước và núp dưới mùi thuyền. Mưa lạnh, còn nước xung quanh thì khiến tôi thấy như đang ở trong một cái bồn tắm.

Chris chụp bức ảnh này cho tôi và gửi cho tôi một tấm được phóng ra. Tối hôm đó khi về tới nhà, tôi bắt đầu viết thư cho anh ấy, mỗi ngày 1 bức. Tôi giữ chúng lại và gần đây mới đưa cho anh ấy cả 70 bức thư. Lá thư đầu tiên là từ cái ngày ở trên thuyền. Dòng cuối cùng viết: “Hôm đó, nhìn nơi nào em cũng thấy hạnh phúc.” (3/3)

11040957_1130329437041155_5028568138150227690_n
Original story:here

Vài lời: A bridge connected them. Lovely. We should build more bridges and lesss weapons.

(Dù là hashtag đưa họ đến với nhau nhưng mà cầu mới là lần nói chuyện chính thức đầu tiên nên cứ vậy đi ha :))))

 

 

 

Leave a comment